Nghĩ nhanh về Mobile Ad

Hồi trước khi tham gia phát triển sản phẩm CPM Mobile bên Admicro, tôi đã thấy là làm mobile ad khó. Gì chứ màn hình mobile thì bé, mobile internet user thường có mục đích rõ ràng thay vì chỉ surf around for fun như khi dùng PC nên độ tập trung về content chính cao, liệu họ có quan tâm đến ad?

Mobile ad lại yêu cầu heavily về hệ thống kỹ thuật; phải làm sao tương thích với cả trăm độ phân giải màn hình, OS, hiển thị tốt trên cả dumb phone & smartphone, target đúng đối tượng, rồi hệ trống tracking, report…

Ở nước ngoài do có nhiều điều kiện hơn, mobile phone trở thành công cụ marketing đúng nghĩa, thành một phần của mobile media. Mobile marketing campaign thường interactive và lợi dụng triệt để natures của mobile phone là nghe, gọi, nhắn tin.

Mobile ad ở VN up to now vẫn được hiểu là SMS spam (mà chủ yếu là từ nhà mạng). Với nỗ lực của nhiều người chúng ta bắt đầu thấy mobile ad expand sang các hình thức khác. Lướt Baomoi bằng iPhone thường xuyên gặp display ads; for instances:

    

Banner bên trái là của nhà hàng Khoái. Banner thứ hai của Ford Việt Nam.

Campaign của Khoái cực hay, từ design landing page đến copy ads và call-to-action.

– Landing page consistent với web design.

– Copy “ăn càng đông càng khoái” – wordplay với brandname hơi bị sáng tạo và mang tính xúi giục cao.

– Gamification: Check-in, chụp ảnh, giảm giá.

– Call-to-action thể hiện tư duy marketing rất trendy – Social media với Facebook và biết lợi dụng nature của mobile phone là Call/Text để gọi điện đặt chỗ.

Không còn gì để chê với campaign này và những người thực hiện. Đáng tiếc là nhà hàng này ở SG không thì chắc chắn tôi đã book chỗ.

Ngược lại, một brand lớn như Ford thì dường như không hiểu cách làm mobile ad. Click vào banner trên Baomoi ra trang ở trên, click tiếp mới ra trang landing page.

– Trang trỏ tới sau khi click vào từ banner như ở trên hết sức vô nghĩa. Thêm một click là giảm đi % conversion rate. Less is more!

– Call-to-action mờ nhạt, lúc thì kêu gọi click, lúc thì “start it – share it – win it”.

– Landing page sau khi click cũng không có gì nổi bật, quit ngay khi vào.

Thế mơi thấy nhiều khi một nhà hàng tư nhân còn biết cách làm marketing tốt hơn một thương hiệu toàn cầu.

Làm mobile ad mà không hiểu natures của mobile thì khó thành công. Natures của mobile là Gọi và Nhắn tin. Campaign hãy focus vào các actions này:

– Ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ tư vấn: Click-to-call để hỏi thủ tục đăng ký tài khoản mới, cập nhật lãi suất, thông tin, tư vấn trực tiếp…

– Nhà hàng, khách sạn, du lịch: Click-to-call để đặt phòng, đặt chỗ, đăng ký các dịch vụ values-added đưa đón, đặt vé, spa, health care…

– Mua sắm: Click-to-call để CS tư vấn trực tiếp; nhắn tin theo cú pháp để nhận coupon giảm giá khi checkout…

– FMCGs: Gọi điện để lại info; điền form online kích hoạt qua sdt, hoặc nhắn tin theo cú pháp đăng ký nhận sachet, sampling…

– Giải trí, games: Download freebies, game chơi thử, interactive gamification qua tin nhắn…

– Social activities: Nhắn tin ủng hộ, share tin nhắn…

You name it.

Mobile là thiết bị intimate nhất với con người. Sức mạnh của mobile là mang đến cho bạn cơ hội trò chuyện trực tiếp với khách hàng.

Trò chuyện là con đường ngắn nhất để xây dựng emotional relationship.

Do not miss.

November 11, 2012

2 responses to Nghĩ nhanh về Mobile Ad

  1. Thanh said:

    Anh ơi cho em xin cái link đến lading page của nhà hàng Khoái với. Cám ơn anh nhiều ạ.

Leave a Reply