Trò chơi tâm lý
Marketing, rốt cuộc, là làm sao đưa thương hiệu đến tay khách hàng mục tiêu.
Giữa hàng trăm thương hiệu cung cấp cùng một loại sản phẩm, marketer thành công là người thuyết phục được khách hàng lựa chọn mình. Họ rủ rỉ vào tai khách hàng điều họ muốn nghe, nói những điều khách hàng muốn biết. Họ khéo léo educate cho khách hàng rằng sản phẩm của họ có functional attribute tuyệt hảo mà khách hàng đang cần; ngoài ra còn mang đến những trải nghiệm độc đáo khi sử dụng, những giá trị tinh thần (emotional attribute) không thể đo đếm bằng tiền.
Giống như cảm giác khi yêu mà Apple mang lại cho người dùng iPhone của mình.
Sau khi có một first date thành công, marketer sẽ tiếp tục đưa thông điệp, nội dung, kể chuyện… để engage khách hàng và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
Khách hàng khi đã yêu và “nghiện” thương hiệu sẽ được marketer tiếp tục dẫn dắt tình cảm, gây tác động tâm lý và khuyến khích họ chia sẻ với bạn bè của mình. Marketer giỏi sẽ biến mỗi khách hàng cá nhân thành một brand ambassador để tiếp tục truyền cảm hứng cho người tiếp theo.
Nike khơi gợi bản năng vận động viên trong mỗi con người và khuyến khích cộng đồng mang tinh thần và ý chí thể thao vào cuộc sống.
“Just do it”
Walt Disney đánh thức đứa trẻ trong mỗi người lớn, khuyến khích họ không ngừng ước mơ. Cộng đồng những người yêu phim hoạt hình của Walt Disney là cộng đồng của những dreamers.
“All our dreams can come true, if we have the courage to pursue them”
Like-minded customers sẽ tự tìm đến và inspire lẫn nhau để tạo thành một cộng đồng thương hiệu bền vững.
Marketer phải nói những gì để biến một khách hàng mục tiêu thành một cộng đồng như vậy?
Marketing, nói cho cùng, là một trò chơi tâm lý.
Theo tôi, đó là định nghĩa đơn giản và bao hàm nhất. Trong marketing, người nào giỏi nắm bắt tâm lý hơn, sẽ thắng.
August 31, 2012
3 responses to Trò chơi tâm lý
Pingback: Tự nhắc
Pingback: Seth Godin
Pingback: Hiểu về Sản phẩm | Binh Nguyen