Hiểu về Sản phẩm
Ít có khi thảnh thơi thế này, ngủ đến trưa, dậy ăn, cafe ôm mèo và viết. Cái thứ gừ gừ mềm mại bên cạnh không ngừng dáo dác xung quanh…
Marketing là một trò chơi tâm lý. Một lúc nào đó tôi sẽ phát triển quan điểm này thành một học thuyết của riêng mình, còn để nói một cách ngắn gọn hơn thì tôi chia sẻ tuyệt đối phát biểu của @SteveMcKee, “marketing is everything”.
Marketing is everything.
Càng ngày càng nhận thấy điều này rõ ràng hơn.
Khi nhận ra điều này rõ ràng hơn, lại càng thấy một marketer cần có hiểu biết càng nhiều càng tốt về tất cả mọi thứ xung quanh sản phẩm của mình. Tất cả mọi thứ.
Một trong những chức năng quan trọng của marketing là tối ưu hóa lợi nhuận. Profit maximization = Giảm cost đồng thời tăng revenue.
Giảm cost & tăng revenue – lý thuyết này nói thì dễ nhưng để làm được điều này đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm vì giữa trăm nghìn loại cost, biết loại nào có thể giảm được và giảm như thế nào?
Trong một cuộc họp giao ban, công ty raise một vấn đề đó là cost của tháng này có dấu hiệu tăng bất thường, trong đó có cost văn phòng phẩm và tiền điện. Mỗi cost tăng 5% – 10%.
Giải pháp cho một nhà hàng để giảm tiền điện là gì? Tạm bỏ qua yếu tố ý thức con người trong việc sử dụng, giải pháp đưa ra là tách điện các khu vực, chia công tắc để chỉ bật điện tại một khu vực khi cần. Tất nhiên để có giải pháp này thì cũng phải bàn bạc chán giữa Lãnh đạo và các trưởng bộ phận trên cơ sở điều tra kĩ càng hành vi sử dụng điện của cả hệ thống.
Còn để tiết kiệm phí văn phòng phẩm của nhân viên? Ngừng cung cấp một số đồ dùng văn phòng có tính tái sử dụng cao để bắt buộc nhân viên phải sự dụng hết vòng đời sản phẩm. Ví dụ như kẹp ghim, folder bọc tài liệu chẳng hạn.
Nếu coi marketing là một business unit thì đây có phải là những công việc của một marketer hay không? Có!
Marketing trong thực tế rất khác với những gì chúng ta học trong sách vở. Marketing không chỉ suốt ngày ầm ầm trên truyền thông, chăm chăm tìm hiểu target customer là ai, họ interact với thương hiệu của mình như thế nào… marketing nguyên thủy xuất phát từ sản phẩm.
Marketer phải ám ảnh bởi sản phẩm.
Bạn có hiểu sản phẩm của mình đủ sâu sắc hay chưa?
Sản phẩm của bạn là một nhà hàng, ngoài việc chăm chút cho thực đơn và vệ sinh ATTP nhằm giúp khách hàng ăn ngon hơn, hãy lưu ý đến thái độ của nhân viên bảo vệ và lễ tân thu tiền. Bad experience khách hàng nhận được từ những hệ quả này có thể là cái cost không cứu chữa được so với doanh thu họ tạo ra.
Công ty của bạn mỗi tháng có bao nhiêu loại chi phí? Giảm chúng ra sao? Phí gas, phí điện, phí vệ sinh, phúc lợi cho nhân viên etc. Mỗi loại phí đều ăn trực tiếp vào % margin, bạn sẽ không thể “tối ưu” lợi nhuận đúng nghĩa nếu bỏ mặc việc cut cost mà chỉ tập trung tăng revenue. Mà để cut cost cho từng loại phí như vậy đòi hỏi bạn có một hiểu biết nhất định ở mọi thứ liên quan đến sản phẩm. Mọi thứ. Ví dụ như việc phúc lợi nhân viên, để có chế tài thưởng/phạt công bằng, giúp công ty ít thất thoát dòng tiền nhất, có khi bạn phải kết thân, nói chuyện với từng nhân viên một để biết nguyện vọng của họ, từ đó ban hành chính sách hợp lý nhất với số đông. Việc nhân viên mất lòng cũng có thể coi là một loại chi phí vì rất nhiều khả năng công ty đang tiêu tốn vào một nhân viên có commitment thấp, và khi họ ra đi sẽ lại tốn một khoản đầu tư ban đầu cho một nhân viên mới khác.
Marketing trong thực tế là vậy, trước tiên, phải giúp giải quyết các vấn đề trong nội bộ tổ chức và sản phẩm. Sau đó mới là đưa sản phẩm ra bên ngoài, tìm khách hàng, tạo cộng đồng, phát triển bền vững…
Tất nhiên bạn không nhất thiết phải tự đi đấu lại đường dây điện, nhưng nên hiểu môi trường của mình sâu sắc đến mức biết đề ra giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.
Trừ phi là bạn nghĩ những việc trên không liên quan đến mình, một marketer.
Còn nếu bạn nghĩ đó là việc của mình, thì có một hằng hà sa số những thứ bên ngoài marketing để bạn học. Kiến thức về điện chẳng hạn. Hoặc tâm lý con người. Stay hungry. Stay foolish.
Hiểu về sản phẩm, hãy hiểu cả những thứ đằng sau nó nữa.
Vì lẽ đó nghề marketing, ôi sao mà vô tận 🙁
PS. Tuy chức năng quan trọng của marketing là tối ưu lợi nhuận nhưng đó không nên là mục tiêu của cả một business. Peter Drucker có một câu nói nổi tiếng:
August 9, 2013
4 responses to Hiểu về Sản phẩm
Những bài viết của Bình luôn rất chuyên sâu & thực tế. Thi thoảng đọc lại những bài viết này mình rất thích. Cảm ơn Bình đã chia sẻ.
Cám ơn Ninh Trần 🙂
Theo em hiểu thì Marketing là một phần trọng yếu không tách rời của hệ thống kinh doanh, nhưng không nên coi là tất cả.
Marketing mindset là một trong các hướng tiếp cận nhìn về hệ thống kinh doanh, thấm vào tất cả các phần khác bởi cả hệ thống align theo một lõi thống nhất, nhưng có lẽ không nên coi cả các phần như chính sách nhân sự, cost efficiency …cũng là marketing. Gọi vậy rồi thì Marketing xóa bỏ hết các thuật ngữ và hướng tiếp cận khác sao?
If marketing is everything, so what is something?
Again, mọi thứ quay lại bài toán khái niệm & định nghĩa, tùy từng người muốn “marketing trong lòng họ” như thế nào.
Nhưng xét theo nghĩa phỔ quát, và trong mối quan hệ với các thuật ngữ khác và các phần khác thì em vẫn có hướng hiểu khác với bài viết.
Nếu có nhầm chỗ nào mong anh giải thích thêm ạ.
Với cái vòi bạch tuộc của marketing như hiện nay, thì các thành phần của nó bao phủ hết các hoạt động của doanh nghiệp, chẳng qua doanh nghiệp có apply được marketing đến mức độ đấy hay không, hoặc ở chừng mực nào khác là nhận thức của cá nhân về marketing có đủ sâu sắc hay chưa. Đối với anh thì, marketing trong doanh nghiệp là cái gì đó xuất phát từ tế bào, muốn làm tốt đến mức toàn diện thì từng tế bào phải tốt. Các ví dụ của em đưa ra chỉ là các tế bào mà thôi.
Đây là mindset của anh, và anh không thấy nó có gì sai về business trend cả nên sẽ là định hướng để anh điều hành doanh nghiệp của anh – cố gắng tiến lên việc gán marketing vào từng tế bào.
Em có cách hiểu khác thì là việc của em thôi, mức độ nhận thức và thế giới quan khác nhau mà.