[Content Review] Phát triển con người

Content Review

Lần trước khi bàn về content marketing tôi có lưu ý một điểm đó là “hãy sáng tạo tuy nhiên phải xác định boundaries về content“. Boudaries về content là gì? Ranh giới giữa content mà brand nên và không nên sử dụng.

Để xác định nên dùng content gì thì phải chiếu vào brand personas.

Vẫn tương đối lý thuyết vì trong thực tế không thực sự có nhiều brand ý thức được việc xây dựng personas; thậm chí ý thức được rồi cũng không thành công trong việc xây dựng nó.

Vậy làm content marketing chính xác là làm gì và làm như thế nào?

Ai cũng biết làm ra content tốt là một trong những thách thức lớn nhất của marketer. Thực dụng như David Ogilvy thì thế này: “If it doesn’t sell, it isn’t creative”.

Tôi hay đi loanh quanh quan sát cách các brands build content. Khi chưa biết mình phải làm gì thì tốt nhất là hãy thử học từ người khác. Rất nhiều khi tôi ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy những content tốt ở gần gũi bên mình mà chỉ cần chú ý một chút là sẽ thấy. Đặc biệt là các content đến từ các ngành mà nhiều người cho là khô khan, khó sáng tạo.

Thế nên tôi lập một chuyên mục riêng trên blog này chuyên review các content tốt theo đánh giá của tôi. Đó có thể đơn giản là một dòng copy ad, call-to-action, email hay cao cấp hơn là interactive video hoặc cả IMC campaign. Các bài trong chuyên mục này được tagged “content review” ở cuối bài để dễ tìm kiếm. Link: http://nguyenquocbinh.com/tag/content-review

Nếu bạn có suggestion về content tốt có thể email cho tôi, chat chit or call me, maybe.

Vì các content tốt xứng đáng được vinh danh.

***

[Vietnamworks] Phát triển con người

Entry đầu tiên trong content review và là phần mở rộng của facebook status từng post, tôi muốn nói về Vietnamworks.

Khi nhắc đến tuyển dụng, một cách thông thường, bạn có thể nghĩ đến gì? Đối với tôi thì đó là một ngành boring. Việc tìm người. Người tìm việc. Thỏa thuận bằng tiền. Hết. Các công ty tuyển dụng làm sao mang đến càng nhiều jobs cho mọi người càng tốt.

Nhưng như thế thôi thì chưa đủ với Vietnamworks, họ đang làm nhiều hơn thế.

Vietnamworks định vị mình là nơi giúp mọi người đạt được ước mơ nghề nghiệp

Mỗi người đều có ước mơ nghề nghiệp của mình. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ làm sao để thực hiện được ước mơ đó. Chúng ta thiếu cái gì? Cần cái gì? Phát triển ra sao? Có hàng đống câu hỏi phải trả lời trước khi chạm được vào ước mơ.

Tôi cho rằng bệ phóng cho sự nghiệp, hoặc thành công trong cuộc sống nói chung, đến từ sự gia tăng giá trị của con người. Giá trị này bao gồm cả năng lực chuyên môn lẫn nhân cách.

Để nâng cao chuyên môn, không gì khác bằng bạn phải có kỉ luật trong việc tích lũy kiến thức và kinh nghiệm từ lĩnh vực mà bạn đang làm để sớm hay muộn trở thành expert trong lĩnh vực đó. Nhân cách thì thể hiện ở việc bạn trở nên văn minh hơn, giúp đỡ được nhiều người và đóng góp cho xã hội nhiều hơn. Chính vì thế mà tôi có thể rất nghiêm khắc, bitchy, cay nghiệt trên các cộng đồng về marketing vì không chịu nổi thái độ hời hợt của nhiều bạn; đồng thời supportive hết mức đối với các bạn cầu tiến, khao khát học hỏi.

Định vị là một chuyện, cái khó nhất là làm sao chứng minh được nó.

Từ lâu, Vietnamworks không chỉ là nơi listing jobs mà còn là source tin cậy giáo dục mọi người về các kĩ năng ứng tuyển và làm việc. Từ những kĩ năng đơn giản nhất như làm CVphỏng vấn, quản lý thời gian đến các kĩ năng lãnh đạo và kinh nghiệm để thành công.

Good content cần relevant, consistentsyndicating.

Tính relevant thể hiện ở việc content gần gũi với brand personas và có tác dụng reinforce positioning.

Vì mọi câu chuyện (brand story) mà bạn kể đều có chung một mục đích đó là engage khách hàng, hãy chắc chắn rằng các câu chuyện dù có được kể theo hình thức và nội dung nào đi nữa, chúng vẫn dựa trên một tinh thần và quan điểm nhất quán (consistent). Ví dụ brand của bạn đề cao việc bảo vệ môi trường thì đừng cổ xúy cho các hoạt động gây ô nhiễm.

Ngoài việc tự sản xuất và để tăng tính đa dạng, các thương hiệu có thể dùng content được cung cấp từ bên thứ 3 miễn là chúng mang đến added values cho người dùng của họ (content syndication).

Với cổng thông tin Advice, Vietnamworks đang làm rất tốt việc cung cấp relevant & consistent content. Hàng trăm bài viết là từng ấy lời khuyên hữu ích để người đi làm phát triển kĩ năng.

Còn với syndicating content thì sao?

Theo dõi fan page của Vietnamworks, tôi nhận thấy trên môi trường social media họ sử dụng content trừu tượng hơn; thường là các câu chuyện với hàm ý sâu sắc. Social content của Vietnamworks không dành cho người hời hợt vì chúng đòi hỏi bạn phải đọc kỹ và suy ngẫm lâu để tìm ra thông điệp ẩn chứa.

Nhưng liệu chúng có liên quan gì đến branding của Vietnamworks không?

Có. Vì social content của Vietnamworks không focus vào phát triển kỹ năng chuyên môn mà phát triển phần nhân cách của con người – một trong hai điều kiện của sự thăng tiến.

Nhân cách đó có thể sự kiên nhẫn, khả năng tập trung, lối sống đạo đức, trung thực, đức hy sinh hay tinh thần trách nhiệm. Tất cả đều có trong các câu chuyện giản dị, các bài học cuộc sống mà Vietnamworks chọn lọc cung cấp. Tôi sẽ không đặt link các câu chuyện để minh họa ở đây vì tốt nhất là hãy để chính người đọc tự cảm nhận theo cách riêng của mỗi người.

Nói cách khác, với đặc trưng về ngành tuyển dụng – mà tôi từng nghĩ là khá khô khan – và boundaries của định vị thương hiệu, Vietnamworks đã xoay xở rất khéo để content đa dạng mà vẫn relevant. Toàn bộ những gì liên quan đến phát triển con người đều có thể coi là relevant với thương hiệu.

Ví dụ như kỹ năng mềm: kỹ năng sống, giao tiếp, quản lý thời gian, tiền bạc, lãnh đạo, teamwork, giải quyết vấn đề, ra quyết định, sáng tạo đổi mới etc.

Kỹ năng cứng: Lập trình, thiết kế, sử dụng công cụ, nghiên cứu, kiến thức chuyên môn etc.

Các phương pháp và bài học để phát triển nhân cách, hướng thiện, thay đổi tư duy, mở rộng tầm nhìn, nuôi dưỡng đam mê và lòng tin tưởng etc.

Có hàng trăm ngành nghề; với mỗi ngành nghề sẽ có content đặc trưng riêng. Chỉ cần break down như vậy cũng đủ thấy boundaries về content trong ngành tuyển dụng này màu mỡ đến thế nào. Tất nhiên thay vì lan man, content có thể tập trung trong các topic thu hút người dùng nhất. Với một chút sáng tạo và tư duy logic, bất cứ công ty tuyển dụng nào cũng dễ dàng có thể xây dựng content strategy cho mình.

Nếu như vậy thì differentiation đến từ đâu?

Thứ nhất, các công ty nên đầu tư vào original content. Hãy tự sản xuất content nếu có thể hoặc khuyến khích cộng đồng mà bạn sở hữu sản xuất content (user-generated content).

Thứ hai, content về phát triển con người (cả chuyên môn lẫn nhân cách) nên càng thực tiễn càng tốt, phải gắn chặt vào cơ sở giải quyết vấn đề nhất định của con người. Nếu là kỹ năng chuyên môn, hãy thật cụ thể. Ví dụ như kỹ năng thuyết trình thì cần chuẩn bị những gì trước buổi present, quy tắc thiết kế slide như thế nào, chọn lọc keywords và thông điệp ra sao, các chỉ dẫn về lời nói, cử chỉ, hành vi, biểu hiện cảm xúc etc. Content về phát triển nhân cách cần tránh sự giáo điều, vô nghĩa, triết lý quá cao siêu mà xa rời thực tế; các câu chuyện/ thông điệp không phù hợp với tư duy và văn hóa bản địa.

Trong một xã hội overload thông tin như hiện nay thì việc chọn lọc content là rất quan trọng vì khách hàng cần những gì mang lại giá trị thật sự cho họ. Chất lượng của content sẽ quyết định đến differentiation bền vững của doanh nghiệp.

Vietnamworks ngay từ đầu đã đi theo hướng xây dựng content “chất” và vẫn kiên định đến tận bây giờ. Hat’s off to Vietnamworks.

PS. Một trong những kênh deliver content của Vietnamworks là email marketing được tận dụng rất tốt.

December 29, 2012

Leave a Reply