Seth Godin

Tôi bắt đầu thấy các marketers trong friend list của tôi nói nhiều hơn về Seth Godin. Hehe công sức tôi mấy tháng nay influence mọi người tìm hiểu về ông có lẽ bắt đầu cho thấy kết quả chăng? ;;)

Cách đây không lâu tôi có nói trên facebook về 3 marketing gurus vĩ đại nhất mọi thời đại: Philip Kotler, Steve Jobs & Seth Godin. Ai tinh ý một chút sẽ thấy chủ đích của status đó tuy nói về 3 người nhưng thực chất để tôn vinh Seth Godin.

Tôi tin rằng sự vĩ đại của Seth Godin rồi sẽ vượt các marketing gurus tiền nhân. Sau Peter DruckerPhilip Kotler. Sau Kotler sẽ là ai? Chính là Seth.

“Take Leo Burnett, David Ogilvy, Bill Bernbach and Mark Twain. Combine their brains and shave their heads. What’s left? Seth Godin”

Jay Levinson, author of Guerrilla Marketing

Kotler nhắc nhở chúng ta về customer insights. Steve tiến xa hơn một bước, chỉ cho chúng ta khách hàng thật sự muốn gì. Seth ở đâu đó giữa việc biết khách hàng muốn gì và làm sao để thuyết phục họ qua việc kể các câu truyện. Seth đề cao tính authentic và relevant của thông điệp. Ông cho rằng cách duy nhất để lan truyền một ý tưởng đó là “being remarkable” và marketer thành công phải là người kể truyện cừ khôi.

“Successful marketers don’t talk about features or even benefits. Instead, they tell a story. Successful marketers are just the providers of the stories that consumers choose to believe”

“Good marketers tell stories“

Quan điểm của Seth về authentic & relevant stories thay đổi toàn bộ tư duy marketing của tôi; khiến tôi để ý nhiều hơn đến brand promises, cân nhắc nhiều hơn khi viết một dòng ad copy và suy nghĩ lâu hơn khi định kể một câu truyện.

Seth Godin’s three essential questions for every marketer: 

“What’s you story?” 
“Will the people who need to hear this story believe it?” 
“Is it true?”

Việc tìm ra câu truyện nào để kể lại quay trở về một nhận định mà tôi từng nói trước đây, marketing là một trò chơi tâm lý. Tôi sẽ tiếp tục phân tích nhận định này ở các bài viết sau và biến nó thành một hệ tư tưởng marketing cá nhân.

Tuy Seth nổi danh thế giới hơn chục năm nay, được công nhận bởi toàn bộ các marketing gurus khác và lý thuyết permission marketing của ông đã định nghĩa lại cách chúng ta quảng cáo, tôi thấy rất ít dân marketing Việt Nam biết đến. Họ chỉ đọc và nói nhiều về classic marketer như Kotler, Al Rises, Jack Trout etc và quẩn quanh suốt ngày với những lý thuyết kinh điển để ứng dụng hoặc cãi nhau (hehe). Modern style như Seth thì rất ít người update. Vì sao nhỉ? Marketer Việt quá lười chăng hehe.

Tuy nhiên marketer và copywriter Việt Nam bắt đầu chú ý đến Seth và quan điểm của ông là một tín hiệu mừng bởi chúng ta đã chán ngán với những quảng cáo bóng bảy về những sản phẩm tầm thường. Nỗ lực nâng tầm thương hiệu qua ngôn từ mỹ miều sẽ sớm đổ vỡ nếu marketer thay vì tập trung tìm hiểu khách hàng muốn nghe cái gì và cải thiện sản phẩm, chỉ chăm chăm tìm cách đánh lừa họ. 

Sản phẩm của bạn remarkable như thế nào?

Đằng sau nó có một câu truyện không?

Tell us.

Bonus cho các marketer đang muốn tìm hiểu về Seth, đây là 13 quyển sách về marketing mà ông viết và xuất bản, tôi may mắn tìm được bản free trên mạng: [Link]

Tuy nhiên highly recommend mọi người nên bỏ tiền ra mua sách của Seth vì ông xứng đáng tới từng xu.

Một vài bài đọc thêm về Seth Godin:

Seth’s quotes

17 Lessons Seth Godin Can Teach You About The NEW Marketing

October 21, 2012

3 responses to Seth Godin

  1. Binh Nguyen ơi, nếu Seth đã nhận định rằng ‘marketer thành công phải là người kể truyện cừ khôi’, vậy thì bản chất của digital marketing có thể tóm gọm trong 3 chữ S không nhỉ: STORY, SEARCH, và SHARE?

    • Binh Nguyen said:

      Mình không nghĩ thế, nói về bản chất thì khó thể tóm gọn trong một vài từ lắm.

      Digital marketing có một nhân tố quan trọng nữa là measurable (đo lường).

  2. Tớ thấy bác Nguyễn Thanh Sơn cũng đề cao nghệ thuật kể chuyện:

    “Mỗi một thương hiệu, một công ty, một cá nhân đều có một câu chuyện muốn kể cho công chúng nghe. Vấn đề là bạn có tìm ra câu chuyện thú vị, và bạn có biết nghệ thuật để kể câu chuyện đó một cách say mê, thuyết phục và truyền được cảm hứng của bạn cho người nghe hay không. Nếu bạn làm được điều đó, câu chuyện của bạn tự nó sẽ có đời sống của nó, được kể lại, được lan truyền, và những người nghe sẽ cảm thấy hứng thú và yêu quí thương hiệu của bạn. Cái đó tôi gọi là quan hệ công chúng”.

    http://www.brandsvietnam.com/sukien/6-2.Tu-su-cua-mot-nguoi-lam-PR

Leave a Reply