Gamification marketing

Hehe bài viết này cho một đồng nghiệp marketer; người mà vì gamification mới làm quen và trò chuyện với tôi vì nghĩ là tôi biết. Sau khi nói chuyện, chắc là vì tôi không thể hiện gì nhiều nên nghĩ ngược lại, cho rằng tôi không biết. Haha. Thôi thì tùy bạn.

Kỳ thực, tôi đã áp dụng gamification cách đây gần 2 năm khi làm 1bid.vn. Giờ thì đã tèo. Nhưng dạo đó, tôi đã làm quen với những cơ chế và khái niệm của gamification: gameplay, challenges, logic, badges, points, user classification, status, reputation, level, reward, lock/unlock etc… tất nhiên mục đích là để engage user. Gamification lúc đó không chỉ là các marketing campaigns mà đã integrate một phần vào biz model.

 

Gamification Marketing

Hôm nay nói chuyện với anh Giang bên CAMI Studio, một người rất tâm huyết với game design, bị inspired và hiểu ra khá nhiều về gamification trong marketing.

Traditional marketing đã chết theo như quan điểm của Bill. Xu hướng của marketing hiện đại là gì?

Interactive marketing.

Khách hàng nhàm chán với quảng cáo cổ điển, họ muốn cái gì đó mới lạ và hấp dẫn. Brands đầu tư nhiều hơn vào creative, đưa những hình thức interactive như gamification hay visual content lên ngôi.

Game-based marketing về cơ bản có thể chia ra 3 hình thức:

  1. In-game advertising: Đưa hình ảnh, thông điệp vào các scene trong game, mục đích chính là để raise awareness, branding, hầu – như không có tương tác. Các game bóng đá của EA là một ví dụ.
  2. Game hóa các hoạt động marketing ngoài đời thực dựa trên cơ chế tích lũy điểm, rewards i.e. Foursquare.
  3. Marketing trong môi trường game thực thụ, thường là social games.


Ở đây tôi chỉ muốn bàn đến dạng thứ 3.

Hyundai, với nỗ lực repositioning để cải thiện hình ảnh nhà sản xuất xe rẻ và chất lượng thấp, đưa ra 2 mẫu xe thể thao Genesis Couple và Veloster với sứ mệnh nâng tầm thương hiệu và cạnh tranh phân khúc premium với Mercedes-Benz và BMW. Họ chạy nhiều campaigns quảng cáo, trong đó việc hợp tác với Gameloft đưa 2 mẫu xe mới này lên Asphalt 7,  game đua xe trên mobile nổi tiếng nhất của mình.

Ngoài ra tôi nhớ từng đọc về campaign cũng của một hãng ô tô lớn, họ release phiên bản đặc biệt của Asphalt (or Need For Speed?) iOS mà người dùng chỉ dùng một loại xe duy nhất của hãng đua với các loại xe khác để tăng trải nghiệm. Rất tiếc là không search được link về campaign này nữa.

Bắt đầu từ quảng cáo in-game tĩnh mà theo tôi thì hiệu quả awareness thấp, dần dần những hình thức interactive marketing như thế sẽ càng phổ biến hơn trong thế giới games.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều games hay: The Sims, Second Life, GTA etc. Creative một chút sẽ thấy các games mô phỏng thế giới thật đó là môi trường lý tưởng cho gamification marketing nhưng vẫn còn bị bỏ trống, hoặc chưa tận dụng được hết tài nguyên.

Vậy tận dụng môi trường game để làm marketing một cách powerful nhất như thế nào?

Có 2 điểm mấu chốt để biến gamification marketing thành lý tưởng.

  1. Làm sao để biến brands thành các thực thể tương tác được trong game thay vì chỉ là những hình ảnh quảng cáo vô nghĩa.
  2. Sau khi đã tương tác với brands trong games, mang lợi ích trong game ra đời thực cho khách hàng như thế nào. Ví dụ bạn đến cửa hàng KFC trong games làm quest, được badges và convert thành coupon mua hàng.

Tôi tin rằng social games rồi sẽ tiến hóa đến mức trở thành các vũ khí marketing như thế.

And yes, we have a dream to build up such a platform in Vietnam.

October 28, 2012

Leave a Reply