Tự nhắc

Đây là 4 điều tôi tự nhắc mình mỗi khi làm marketing.

Điều 1

“Trong khi các bạn đang loay hoay với những đồ thị phân tích nhu cầu thị trường hết sức phức tạp dạng này….thì competitors đã ôm market share chạy 20 miles trước bạn rồi”

Source: [Link]

Điều này đặc biệt đúng với startup – những người luôn cầu toàn về sản phẩm của mình và end up chạy theo sau đối thủ. Vì marketing là một trò chơi tâm lý, những quyết định marketing không nên lúc nào cũng lý tính và nhất nhất dựa trên con số. Đôi khi phải biết liều.

Và nhất là, hãy làm đi, đừng tính toán nữa! Thị trường và khách hàng không chờ đợi bạn. Do it, man.

Điều 2

“Ở trong phòng máy lạnh, Marketer lên kế hoạch, chiến lược ầm ầm, chạy truyền thông ào ào tiền tỷ mà không hay ở chi nhánh cách đó 100m, thằng gởi xe mắc dịch đang đuổi khách, con hầu bàn mặt đăm đăm khó chịu làm khách hàng ăn xong không một lời từ biệt”

Source: [Link]

Marketer lúc nào cũng nghĩ ra đủ thứ message rất mùi mẫn và brand promises lúc nào cũng rất ngọt ngào. Chỉ có điều, nếu brand promises không xuất phát từ sự thấu hiểu và thống nhất của tất cả business units trong một công ty, promise đó là vô nghĩa. Nhiều khi những thành phần rất không liên quan (thực ra lại cực kì liên quan) lại vô tình bóp chết những thông điệp tốt đẹp mà khách hàng nhận được. Marketing không chỉ là trách nhiệm của marketing department. Phục vụ khách hàng không chỉ là nghĩa vụ của CS department. Bán hàng không chỉ là công việc của Salesman.

Brand promise phải đến từ mỗi cá nhân.

Hãy nhớ lời David Packard đã nói, marketing is too important to be left to the marketing department.

Marketer, rất nhiều khi là kẻ cô độc nhất trong một công ty.

Cảm hứng của entry này đến từ một entry khác của Seth Godin cũng được post hôm nay, the people who came before you. Như vậy ngoài thằng gởi xe mắc dịch và con hầu bàn mặt khó đăm đăm, một nhân tố khác cũng gián tiếp phá hỏng hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng là những người đến trước bạn và làm khách hàng mất lòng tin. Một nhân tố marketer hiếm khi nghĩ đến.

Đi sửa sai sai lầm của đối thủ là một việc khó vô cùng. Sợ nhất ở đối thủ không phải là chiếm thị phần của mình, mà phá nát cả thị trường bằng những sai lầm của họ.

Thị trường e-commerce Việt Nam thấm thía điều này hơn ai hết. Có promise bao nhiêu đi nữa thì thị trường với tỉ lệ low-trust kỉ lục như ở Việt Nam còn lâu mới phát triển rực rỡ như người ta vẫn hay nói. Tin tôi đi.

Điều 3 

Đầu tiên trên thị trường không quan trọng bằng đầu tiên trong tâm trí khách hàng

Source: [Link]

Không quan trọng bạn là người đến sau, hãy là người tốt nhất!

Clone business model hay sản phẩm không có gì là xấu, miễn là sống khỏe, hoặc vượt mô hình mẫu thì càng khỏe.

Nếu tự tin làm tốt hơn cả unique selling point của đối thủ, đừng ngại đầu tư. Bao nhiêu cũng đầu tư. Vì vừa giết chết được đối thủ, vừa trở thành market leader là điều không thể lý tưởng hơn.

Điều 4

1 đồng bỏ ra thu lại được bao nhiêu?

Đây là điều tự nói.

John Wanamaker từng nói “I know that half of my advertising expenditure is a waste of money, I just don’t know which half”. Điều này luôn đúng. Công nghệ có phát triển đến đâu đi nữa thì tôi tin rằng hiệu quả marketing cũng vẫn chỉ được đo lường một cách ít tương đối hơn mà thôi.

Tuy nhiên, cái phân biệt giữa một marketer giỏi và một marketer vĩ đại đó là hiệu quả thu về khác nhau trong cùng một budget bỏ ra.

Vì thế, hãy tìm mọi cách có thể để đo lường một cách tương đối nhất return on investment của từng đồng chi phí marketing.

Đơn giản nhất là bắt đầu bằng việc set KPIs cho các campaign một cách cụ thể, càng cụ thể càng tốt. Càng cụ thể càng dễ track và đo lường, kiểm định.

Set KPIs hãy dựa chặt chẽ trên công thức SMART.

September 17, 2012

Leave a Reply