Cái thú đọc

Ai cũng luôn luôn cần tích lũy kiến thức. Tích lũy tốt nhất là qua cả 6 cách tiếp cận Nghe – Nói – Đọc – Viết – Nhìn và Cảm nhận. Nói chuyện với mấy người bạn về việc đọc nên muốn viết một chút về kinh nghiệm.

Nghề marketing cần đọc và quan sát càng nhiều càng tốt. Đọc để có nền tảng, và quan sát để “mở rộng tầm mắt” từ đó rút ra kinh nghiệm. Tập hợp các lý thuyết cốt lõi của marketing không quá nhiều nhưng tính ứng dụng của nó thì vô tận biến marketing thành lĩnh vực có hình thái biểu hiện đa dạng nhất trong tất cả các lĩnh vực. Cực đoan thì có thể nói marketing is everything.

Tự thân marketing cũng evolve rất mạnh mẽ (traditional marketing -> digital marketing -> marketing 3.0 -> ???)  nên một marketer không có ý thức update bản thân sẽ rất nhanh bị bỏ rơi. Đã theo nghề marketing thì nên xác định học là một quá trình không ngừng! Những người mới nghiên cứu về marketing thường sẽ bị chìm trong một đại dương kiến thức và không biết bơi ở đâu, dẫn đến chán nản dần và bỏ cuộc. Vậy làm sao để đọc cho hiệu quả?

Tôi là một hardcore reader. Chủ đề tôi ưa thích nghiên cứu nhất là Marketing và Business/Tech. Mỗi ngày, ngoài 8-12 giờ làm việc + ăn uống ngủ nghỉ chơi bời, tôi luôn có 1- 2 giờ đọc về các mảng trên (chưa kể trong giờ hành chính rất nhiều khi tôi cũng nghiên cứu luôn các mảng này như 1 phần công việc). Với việc sử dụng rất nhiều thiết bị + tools hỗ trợ + personal tricks, tôi thấy việc đọc càng ngày càng hiệu quả. Hiệu quả ở đây hiểu theo nghĩa:

– Time-consuming ít nhất nhưng mang lại nhiều values nhất

– Hàm lượng thông tin thu được nhiều nhất và update nhất

– Phân loại và xử lí được thông tin tốt nhất

– Lưu trữ và tra cứu dễ dàng nhất khi cần

1. Discipline

Để đọc tốt, trước hết, cần kỉ luật. Bản chất con người là lười biếng, nhất là với việc đọc, nên nếu không biến nó thành một thói quen thì rất khó theo đuổi đến cùng.

Mỗi sáng, tôi có khoảng 30′ đọc vào lúc ăn sáng xong cho đến khi đi làm. Uống cafe và đọc. Buổi sáng đầu óc minh mẫn nên dễ tiếp nhận thông tin hơn. Ròng rã 2 năm nay, 70% kiến thức marketing của tôi là tiếp thu từ 30′ đọc buổi sáng như thế. Số buổi sáng tôi không đọc hầu hết rơi vào sáng Chủ Nhật dậy muộn, và đếm trên đầu ngón tay.

Thỉnh thoảng để đỡ chán, thay vì đọc marketing, tôi đọc về tech/business là mảng yêu thích thứ 2; hoặc tin tức xã hội nói chung.

Dần dần việc đọc buổi sáng đối với tôi trở thành một thú thưởng thức hết sức dễ chịu.

2. Reading sources

Đọc cho tốt, trước hết phải biết thu thập thông tin đáng tin cậy ở đâu.

Tôi hầu như không đọc sách hoặc báo giấy, mọi thứ tôi đọc đều là digital content. Thiết bị đọc chính của tôi là iPad và Lappy.

Để keep track thông tin, trên iPad tôi dùng 2 social reading apps là FlipboardZite. Cả 2 đều là app tổng hợp tin tức theo chủ đề có thiết kế đẹp và mang lại trải nghiệm đọc hoàn hảo.

Flipboard: Chủ yếu để theo dõi tin tức về tech/business được tổng hợp từ hàng trăm nguồn website, có những nguồn premium như FastCompany, TheVerge. Một ngày theo dõi mục Tech trên Flipboard là đủ biết xem thế giới tech đang diễn ra những gì, có sản phẩm gì nổi bật, tình hình startup & đầu tư ra sao…

Flipboard giúp tôi catch up được các business model mới và đã save up được nhiều ý tưởng cho tương lai.

Zite: Chủ yếu để đọc chuyên sâu về marketing vì Zite có nhiều category về Marketing được tổng hợp từ cả blog cá nhân của các marketer trên thế giới đến các nguồn mainstream hoặc non-mainstream. Zite khiến thế giới quan về marketing của tôi được mở rộng hơn rất nhiều do việc tiếp cận với quá nhiều quan điểm từ thế giới marketer.

Zite có chức năng personalisation, tùy vào việc rate bài viết tốt hay xấu mà dần dần các tin hiển thị sẽ đúng với sở thích cá nhân của người đọc hơn. Sau 2 năm, 70% các tin về marketing mà Zite đưa lên đều dựa trên các chủ đề mà tôi thích đọc nhất (ví dụ content marketing, social marketing etc), giúp tôi nghiên cứu chuyên sâu hơn về một vấn đề.

Vì 2 app này đã phân loại và tổng hợp thông tin HOT sẵn, tôi không mất công scan qua vài trăm website để có thể keep track được mọi thứ đang diễn ra -> time consuming qua việc đọc giảm đến 80%.

3. Supporting tools & Tricks

Trên lappy, để đồng bộ và tránh bỏ sót thông tin, đầu tiên tôi dùng trình duyệt Chrome. Chrome duyệt web nhanh, có khả năng tạo account cho người dùng để sync bookmark và tabs. Thử tưởng tượng mỗi ngày tôi đều mở vài chục tabs một lúc trên trình duyệt, đọc ở công ty chán và mệt có thể nghỉ ngơi, về nhà dùng dùng home PC sign in vào account đó và reopen lại các tabs đang đọc dở. Rất tiện lợi. Chrome giúp tôi tránh việc bỏ sót thông tin và phân tán tính liền mạch của quá trình nghiên cứu.

Để lưu trữ thông tin, tôi dùng bookmarking extension Diigo trên Chrome. Diigo hỗ trợ việc đánh dấu một trang web, highlight những điểm nổi bật, lưu trang web theo tags, theo chủ đề… rất tiện cho việc xem lại sau này. Highlight những content quan trọng trong một bài viết là trick nhỏ nhưng giúp nhớ rất lâu.

Để lưu website cho các lần tra cứu về sau, tôi sử dụng PocketEvernote do chúng được tích hợp trực tiếp trong Flipboard và Zite. Cả 2 app này đều hỗ trợ phân loại thông tin rất tốt qua việc lưu website/bài viết bằng tags, highlights… và vì chúng có bản app cho iPhone và iPad nên mọi thông tin lưu trữ lúc nào cũng ở bên mình.

Các app trên tuy mạnh nhưng không giúp người đọc chủ động trong việc chọn lựa thông tin mà chỉ có thể đọc những tin tức mới nhất. Để giải quyết vấn đề này, tôi dùng Google Reader để save lại các nguồn website có được qua các app ở trên và chủ động đọc lại những article cũ. Google Reader hiện nay của tôi có khoảng 300+ website về marketing/tech/business tốt nhất.

Hơn tất cả, tôi dùng Twitter như một social bookmarking tool cá nhân. Mọi bài viết hay tôi đều retweet lại trên twitter và dễ dàng tìm lại original content khi cần qua hashtags (nguồn từ chính xác marketer nào viết, ai tweet, focus point của bài viết là gì etc). Tôi có lần giải thích với @Tai Tran lí do nên dùng Twitter để update thông tin.

Và tất nhiên, khi đọc đừng quên note down bằng tay những thứ hay ho nhất của kiến thức. Tôi dùng sổ Moleskine và bút chì luôn mang theo mình để save ideas và mọi thứ khác.

Tóm lại, điểm mấu chốt trong một phương pháp đọc hiệu quả đó là làm sao đọc ít nhất nhưng thu được nhiều nhất. Không quan trọng việc bạn đọc được nhiều đến đâu, mà bạn chọn lọc thông tin ra sao, xử lí chúng như thế nào mới khiến kết quả của việc đọc có ý nghĩa hay không.

Enjoy your reading! 😉

September 17, 2012

6 responses to Cái thú đọc

  1. Em thích nhất đoạn mà anh xây dựng được thói quen đọc 30′ mỗi buổi sáng. Quả thật là ý thức kỷ luật bản thân của anh rất cao. Em cũng muốn dậy sớm để làm cái gì đó vào buổi sáng nhưng đều #fail :”>

    • Binh Nguyen said:

      hehe anh có đam mê nên mới làm dc 😉
      Dậy sớm có nhiều cái lợi, em nên ngủ buổi tối đừng muộn quá vì hiệu suất lao động buổi sáng cao hơn 🙂

  2. Càng đọc bài viết này em càng thấy khâm phục anh. Quả thật, thói quen dậy sớm rất quan trọng. Dạo này em cũng đang rèn mình vào kỷ luật để thức dậy lúc 5h sáng mỗi ngày như ông Robin Sharma đã khuyên trong quyển ‘The leader who had no title’. Về thói quen đọc thì không cần phải bàn cãi gì nữa rồi. Không ngừng học tập là yêu cầu tối thiểu để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào. Em vẫn còn nhớ Brian Tracy cũng từng khuyên rằng phải tập thói quen học hỏi suốt đời bằng việc dành 30 đến 60 phút mỗi ngày để đọc về lĩnh vực của mình. Cảm ơn anh đã chia sẻ các tools, apps và tricks bổ ích hỗ trợ cho việc đọc & xử lý thông tin hiệu quả hơn!

  3. Pingback: The best way to learn marketing

  4. Pingback: Made it!

  5. Pingback: Marketer học thế nào nhanh nhất? « Khoai Tây Bé Nhỏ's Blog

Leave a Reply